Tác Phẩm
Trích Một số Nhận định về thơ của Trangđài Glassey-Trầnguyễn
Phan Tấn Hải đọc tuyển tập song ngữ "X-X1: Thuyền Nhân Khúc cho Ba - Songs for a Boat Father"
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-349_4-208473_15-2/
Tập thơ “X-X1: Songs For A Boat Father - Thuyền Nhân Khúc Cho Ba” là những dòng chữ song ngữ Anh-Việt của Trangđài Trầnguyễn, ghi lại chuyện của những ngày sau năm 1975. Đó là chuyện của một gia đình, và cũng là chuyện của một dân tộc – trong một thờì kỳ đau đớn của đất nước, tuy hòa bình nhưng dân cứ mãi sống trong nỗi sợ, tuy thống nhất nhưng lòng người chia cách, không có ngoại nhân đô hộ nhưng cán bộ đã trở thành những quan chức thực dân mới.
Những cảm xúc đó đã được nhà thơ nữ thâm cảm ngay khi còn nhỏ, khi cô bé còn được đi học nhờ mẹ làm ruộng vất vả nuôi con, trong khi cha bị tù cải tạo, và rồi cha vượt biên sau khi rời trại tù.
Bìa thi tập.
Trangđài Trầnguyễn trong Lời Ngỏ đã giải thích:
“Những vần thơ này chào đời vào năm 2002-2003, tám năm sau khi gia đình tôi đoàn tụ tại Hiệp Chủng Quốc. Trong suốt tám năm ấy, tôi đáp lại tiếng gọi thúc bách từ đáy lòng để viết về tình Mẹ. Tôi đã mất, và cần, từng ấy năm để thấu hiểu kinh nghiệm lớn lên không cha ở Việt Nam...”(Trang 5)
Nhà thơ cũng nói về nỗi sợ kinh hoàng mà cô chứng kiến ở quê nhà, nơi cô chào đời năm 1975 và sống tới năm 19 tuổi mới được ra đi:
“Là một thành viên của cộng đồng nhân loại, tôi hướng đến tái kiến cuộc đời mười chín năm vụt qua trước mắt khi tôi trưởng thành ở quê nhà. Quãng đời đó là một phần kinh hãi của đời người mà tôi chứng kiến.”(Trang 5)
Nhà thơ Trangđài Trầnguyễn kể chuyện một thời thơ ấu, khi cô bé được Ba từ Hoa Kỳ gửi chiếc áo lạnh hồng về:
“mùa tựu trường lớp Ba
ở quê hương
cả nhà
nhận được quà
Ba gửi lần đầu tiên từ Mỹ...
...
the new school year, third grade
back home
the whole family
receive the package
of gifts you send the very first time
from America...”
(áo lạnh hồng/the pink sweater, tr. 12-13)
Người cha đó thực sự hiện ra dưới mắt của cô bé nhà thơ ra sao? Chiếc áo lạnh hồng là món quà cô bé cầm được, mặc được, nhưng hình ảnh của người cha trong trí nhớ cô bé đã thực sự gắn liền với lịch sử quê nhà:
“mười lăm thế kỷ chiến chinh
nên con khôn lớn, bóng hình Cha xa
hiền mẫu chăm sóc trong nhà
Cha đi đánh giặc, hoan ca thanh bình...
...
fifteen centuries of war
i grow up without you home
Mother tends the house
you go off to protect the land
peace you bring...”
(người Cha Việt/the Viet Father, tr. 9)
Câu hỏi nơi đây là: người cha đó -- một thời chinh chiến, một thời tù cải tạo, một thời lênh đênh vượt biển – có lời nào muốn kể cho con? Nhà thơ Trangđài Trầnguyễn ghi lại:
“Ba chẳng bao giờ muốn kể với con
cái xót xa phải bỏ nhà bỏ nước
bỏ vợ bỏ con
bỏ làng quê, mồ cha mả tổ
nghe tiếng trẻ cười, lòng đứt đoạn nhớ con thơ...
...
you never wanna tell me
how you pained over leaving home
leaving behind your wife, wour kids,
deserting your motherland, neglecting your ancestral burial place
overhearing childrens laughter, your heart smashed thinking of your own.”
(...Ba chẳng bao giờ muốn kể cho con – you never wanna tell me, tr. 24-25)
Tuy nhiên, vẫn có những phần mà nhà thơ Trangđài Trầnguyễn muốn Cha kể lại cho cô:
“kể cho con đi, để con được biết, hiểu Ba hơn,
để phần tuổi thơ mà đời con không có Ba được nhận diện
để con thấy vận mình trong vận nước
để con vẫn chủ hòa, nhưng quyết liệt hơn cho quyền sống của nhân sinh
kể cho con, để con lớn thành người
tự hào có Ba, ngẩng đầu cao, góp đời cùng thế giới
...
tell me, so i can grow
proud of you, contributing my part to the world...”
(Ibid. tr. 25-26)
Trong khi Ba không kể nhiều điều cho cô bé, vẫn có những điều cô bé không kể lại qua thư gửi sang Mỹ cho Ba:
“thơ cho Ba
cũng có điều con không kể
những bữa trời mưa nước ngập đến mất chân
nỗi uất giận như tâm can bị dần
khi Mẹ phải tiền dân cho tổ trưởng...
...
letter for Dad,
there were also things i didnt mention
the days when rains sent water up to our knees
the resentment that smoldered my heart
when Mom had to borrow money for citizen fees...”
(viết thơ cho Ba – letter for Dad, tr 32-33)
Nhà thơ Trangđài Trầnguyễn cũng ghi lại hình ảnh Cha cô trong trí nhớ một thời kinh hoàng, khi đó Cha cô rời trại tù cải tạo và chưa vượt biên được:
“có những lúc
công an ập vào
khi cả nhà đang ăn cơm trên giường
Ba chạy như ma đuổi
nấp trên nóc hồ
hay trốn giữa bụi chuối sau nhà
...
there were times
the government bursted into our home
when we were having dinner on the bed
Dad darted as if chased by a ghost
to the water reserve at the rooftop
or in the mist of banana shrubs in the back...”
(vượt biển trên đất liền, những năm học cấp hai – sea escapes on land, junior high years, tr 50-51)
Nhưng dù đớn đau, dù kinh hoàng, một ngày trước khi cô bé vị thành niên Trangđài Trầnguyễn bước lên phi cơ rời nước vẫn cảm xúc như cắt đi một phần thân thể ruột gan:
“quê hương chia xa
ngày nào trở lại?
đứt ruột đồng bào, dân tộc bôn ba
làm sao giữ được
dẫu có mang theo cả dãy đất Việt Nam
khi con trụ trên một cái gì thẳm sâu không sắc màu, không hình thể
...
parting with home
ever return?
aborted from placenta fellows, ethnic identity tried
how would i keep
even if taking the peninsula with me
while i anchored on something deep-seated, without hues and forms.”
(trước ngày biệt xứ - the eve of abortion, tr. 86-87)
Đây là một tập thơ có thể làm bạn cảm xúc, vì đây là chuyện chung cho cả một miền Nam. Tập thơ song ngữ này, không chỉ thích hợp với các thế hệ trẻ muốn đọc để hiểu một thời quê hương sau 1975, mà cũng sẽ làm các bậc Cha Mẹ xúc động để thâm cảm hơn với những người trẻ chưa từng biết tới chiến tranh nhưng cũng cùng một vận mệnh bị “những người thắng cuộc” kỳ thị, đày đọa.
Nhà thơ Trangđài Trầnguyễn sinh năm 1975 ở Gò Công, năm 1994 sang Mỹ định cư, năm 1998 thành lập Vietnamese American Project, năm 2001 tốt nghiệp 2 văn bằng Cử Nhân, năm 2002 xuất bản thi tập “if you like, Mom - nếu Mẹ thích & cút bắt (seeking)”, năm 2003 thành lập Vietnamese Diaspora Project với bảo trợ của Fulbright Fellowship sang nghiên cứu ở Thụy Điển, năm 2004 tốt nghiệp Thạc Sĩ Sử Học ở CSUF và thắng cuộc thi CSU Research Competition với cuộc nghiên cứu về đời sóng dân Mỹ gốc Việt.
Tập thơ “Songs For A Boat Father - Thuyền Nhân Khúc Cho Ba” còn có nhiều hình ảnh về trại tỵ nạn của nhiều phóng viên, trong đó có Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Huỳnh Mai, cũng như một số tác phẩm hội họa của họa sĩ Ann Phong. Ngoài ra, cũng có lời nhận xét (song ngữ Anh-Việt) từng bài thơ từ nhiều văn nghệ sĩ và trí thức, trong đó có lời bình của Hana Yoshikawa, Nguyễn Khoa Thái Anh, Anne Frank, Lê Đình Ysa, Trần Mộng Tú, Nguyễn Phan Nhật Nam, Angela Gee, Bạch Thuhà, Nguyễn Phúc Anh Lan, Đặng Thơ Thơ, Sun Laichen, Phạm Hồng Vũ, Sơn Kim Võ, Du Tử Lê... và nhiều vị khác.
Thi tập bán với giá 15 Mỹ Kim, nếu ở Canada là 20 Gia Kim, nếu ở Úc là 22 Úc Kim, nếu ở Châu Âu là 12 EURO.
Có thể liên lạc về điạ chỉ:
Poets in VietnAmerica
Trangđài Trầnguyễn
7791 Santa Catalina
Stanton, CA 90680
714 204 8340
hay: vietamproj@gmail.com
Giới Thiệu Sách, Du Tử Lê
http://www.dutule.com/D_1-2_2-138_4-4333/mua-yeu-con-thi-pham-moi-cua-trang-dai-glassy-tran-nguyen.html
“Mùa yêu con,” thi phẩm mới của Trang Đài Glassy – Trần Nguyễn, đã được văn giới đón nhận nồng nhiệt.
Cụ thể như nhà văn Hoàng Mai Đạt, trong lời Tựa, viết:
“Không chỉ giải bày rất tỉ mỉ từng cảm xúc trong mỗi giai đoạn biến chuyển theo hành trình mẹ con, Trangđài Glassy – Trầnguyễn còn diễn tả bằng thơ chứ không bằng văn xuôi hoặc bằng lời nói thường tình. Nét độc đáo của ‘Mùa Yêu Con’ chính là những bài thơ vinh danh niềm hạnh phúc vô biên của mẹ. Chúng ta đã có những thi sĩ ca ngợi tình yêu nam nữ, những nhà thơ dâng hiến tâm huyết cho đất nước, những tác giả sáng tác từng dòng thơ vật vã trong nỗi buồn của kiếp người, hân hoan trong cơn vui của cuộc sống, nhưng có lẽ chưa ai sáng tác nhiều bài thơ chỉ nói về một đề tài tình mẹ thương con như Trangđài Glassy- Trầnguyễn. ‘Mùa Yêu Con’ đã có 37 bài thơ như vậy. Mỗi bài thơ có thể có những tâm tư, tình cảm khác nhau, nhưng tựu trung tất cả đều xuất phát từ một nguồn yêu thương vô hạn của mẹ tuôn tràn vào từng giây phút sống của con…” (Mùa Yêu Con, Tr. 6.)
Cũng nơi lời Tựa, nhà báo Vũ Đình Trọng chia sẻ:
“Tôi là một người đàn ông, nên không được trải qua chín tháng cưu mang một mần sống. Chín tháng hạnh phúc vô biên chỉ dành cho người phụ nữ khi được từng ngày, từng giờ, cảm nhận được cái hạnh phúc vô biên của một hình hài bé nhỏ trong ‘lòng son’. Chín tháng cưu mang, được Trangđài chắt lọc chỉ trong bốn câu thơ:
“kết mầm cuối hạ
“khai dạ xuyên thu
“đông ấm duyên cù
“đầu xuân khai nhụy.”
“(tứ thời)
“Cho dù ký ức về Mẹ nhạt nhòa dần theo ngày tháng, Nhưng Trangđài giúp tôi tạo lại hình ảnh của chính tôi trong lòng son của Mẹ. Để tôi hiểu rằng, dù muộn, cuộc ‘hiệp thông’ trong ‘đớn đau’, để ‘vượt qua cái chết’, để ‘khải hoàn trong con’ của Mẹ là hình ảnh tuyệt vời mà Thượng Đế ban tặng cho mỗi chúng ta…” (Sđd. Tr. 13.)
Trong lời Bạt, nhà thơ Trần Trung Đạo, tác giả của nhiều bài thơ nổi tiếng, viết về mẹ, được nhiều người yêu thích, ghi nhận:
“Mẹ và quê hương là một. Tôi viết nhiều lần như thế. Vâng, nhưng đó không phải là một khám phá vì ai cũng biết. Trang Đài khác và tinh tế hơn tôi. Cô còn đi sâu hơn nữa khi viết con và quê hương cũng là một:
“ôi, Yêu Dấu, con thở ra trăm cõi
“xõa quê hương trên vũng nhớ đơn côi
“mùi mía thơm trong nắng Tết trắng vôi
“mùa tảo mộ nửa con trăng Nguyên Đán
“con đã đến, quê hương thôi lẻ bóng
“quê-hương-con bòng bọng nước tao phùng.
(……)
“Tình yêu mẹ và con, sợi giây thiêng liêng tưởng như vô hình đã trở thành một thực tế. Hạt máu đã trở thành hoa để mẹ được thưởng thức một mùi hương thơm không thể tả bằng ngôn ngữ, được ôm ấp lấy con trong lòng, được vuốt ve lấy những ngón tay nhỏ nhoi còn hiện lên những đường gân máu. Hình hài nhỏ bé của con là kết quả của một hạnh duyên, một tương quan từ thăm thẳm xa xôi….” (Sđd. Tr. 73, 74.)
Với tình yêu con dữ dội, cực độ, qua thi phẩm “Mùa yêu con,” Trang Đài Glassey – Trần Nguyễn, một lần nữa, đã tự ném mình lên tới đỉnh ngọn cuồng nhiệt. Đam mê.
Ở lãnh vực nào, từ thơ tới văn xuôi, từ hồi ký tới phóng sự đường xa, Trang Đài Glassy luôn cho thấy, tựa cô là kẻ tiên phong, phá rừng, mở lối (cách của cô,) với đôi mắt tròn xoe kinh ngạc và, niềm hưng phấn lao lung!
Với 37 biến khúc theo chiều dọc của “Mùa yêu con,” chúng giống như 37 biến tướng của tác giả. Nói cách khác, đó là tính phân thân hay, bội số bản ngã của Trang Đài Glassey – Trần Nguyễn vậy.
Phan Tấn Hải, Nhà thơ, Dịch giả, Chủ bút Việt Báo
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-349_4-192724_5-250_6-1_17-181169_14-2_15-2/
Hòang Mai Đạt, Nhà văn
http://www.diendantheky.net/2012/05/hoang-mai-at-oc-mua-yeu-con-mien-vien.html
Trần Trung Đạo, Nhà thơ, nhà họat động tư tưởng
http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/hoang/mua-yeu-con-thu-nhat-05-08-2012-150651405.html
Vũ Đình Trọng, Chủ bút, Tuần báo Sống
Cho dù ký ức về Mẹ nhạt nhòa dần theo ngày tháng, nhưng Trangđài giúp tôi tạo lại hình ảnh của chính tôi ngay trong lòng son của Mẹ. Ðể tôi hiểu rằng, dù muộn, cuộc “hiệp thông” trong “đớn đau,” để “vượt qua cái chết,” để “khải hoàn trong con” của Mẹ là một hình ảnh tuyệt vời nhất mà Thượng Đế đã ban tặng cho mỗi chúng ta. (Trích: MÙA YÊU CON Thứ Nhất)
Lê Thị Huệ, Thư Chủ Biên, Gió O, tháng 10, 2011
Và đặc biệt cây bút trẻ Trangđài Glassey-Trầnguyễn đang phiêu lưu vào cõi thơ văn tiếng Việt trên mạng trong thời gian gần đây. Chữ nghĩa cẩn trọng chọn lọc và các trục ý thức như là một trí tuệ phiêu lưu, Trangđài Glassey-Trầnguyễn là một phiêu lưu sáng tạo với văn chương Việt đầy hứa hẹn vì tính chất độc lập và bản lĩnh chọn lựa của cô.
Phạm Đình Chiến, Tổng Thư Ký, Nguyệt san Hiệp Nhất
Đã đọc "những mùa xuân xuyên niên." Ôi, những lời của người thai phụ nhìn về cuộc sống đang ươm mầm trong cơ thể mình, nó đẹp chừng nào, mầu nhiệm dường nào. Dưới ngòi bút của một người tài hoa như Trangđài nó là cả một nguồn thơ lai láng nữa.
Phạm Xuân Đài, Chủ Bút, Diễn Đàn Thế Kỷ
Bài thơ “kẻ tội đồ” cháu viết về thằng tiểu tặc của cháu là một kiệt tác!
Phạm Xuân Đài, Chủ Bút, Diễn Đàn Thế Kỷ
Bữa nay khi sắp xếp các bài báo xuân chú mới đọc kỹ bài viết "những mùa xuân xuyên niên" của cháu, và bàng hoàng. Bài ấy đúng là một kiệt tác, cháu ạ.
Xưa nay chú chỉ mới phục ông Phạm Duy khi ông ấy hát:
Xuân trong tôi
Ðã khơi trong một đêm vui
Một đêm
Một đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về
Xuân âm u
Lắt leo trong nguồn suối mơ
Bừng reo
Rồi theo nắng lên từ cha chói chang lòng mẹ
Tài tình quá phải không cháu? Nhưng cháu cũng vừa viết xong một bài thơ bằng văn xuôi tuyệt đẹp mô tả cái xuân miên viễn kết nối muôn ngàn thế hệ của sự sống trên trái đất này. Cho chú cùng chào đón Mùa Xuân của cháu.
Amy, poet/writer/blogger @ Marvelous Light
Thursday, May 31, 2007
FATHERS
I met Trangdai Tranguyen once. All serenity and friendliness, she was stirring a pot of perfectly clear and flavour-rich chicken broth she'd prepared for pho at Sandra's place.
Soon after, I was entranced as I read three slim volumes of her poetry in mostly one night.
This is an excerpt from Daddy's Weekend, a poem in Songs For A Boat Father:
sunup
weekend
you're keyed up running to each room
asking, inviting,
- Get up! Let's go have breakfast!
the five children turn over
all five
The father is also pictured toiling over dinner, pulling a movie from his archive for his children, constantly on the go during the weekend -- highly enthused, sacrificial, pouring love into the lives of his children whom he'd missed for years when he migrated alone from Vietnam to the US.
Such poems that so tenderly portray the translocation trials of refugee families are transformed into the universal with Trangdai's skilled pen.
Certainly it reminds me of my own sacrificial Dad. The way he enrolled us in the best schools where he had to make patient, persistent connections. The opportunities he gave us out of his limited resources, and the times he played with us. He brought me to the library when I was six and I began my lifelong love for books. I think he was the only person who tried to imagine the extraordinarily intense first days of my life in the US, and that humbles and amazes me much.
Our fathers are wonderful and flawed. They are an imperfect but still-shining glimpse of the Father's heart and the God-designed love He placed in the hearts of men for their children.
Labels: Asia, Family, God, Poetry, United States
Rushi, Scardale, New York
From: rs <rukxi@***.com>
Date: Sat, Oct 16, 2010 at 10:58 PM
Subject: Brilliant books you wrote
To: vietamproj@gmail.com
Dear Trangdai,
I wanted to let you know how brilliant both your books, Songs for a Boat Father and Of Things I've Seen, are. The poetry is so vivid, detailed, mesmerizing, the words capture all the emotions, and the connections between nature and your family. It was so heart-breaking to read about your family separation and the severe hardships you all endured with your dad at one end of the ocean and your mom and siblings with you at the other end.
You are such a giving person and your generosity comes out in your poetry. It's a reminder to be generous and to hold dear the humanity in us all. You are a gift to the world and your poetry is a testimony to the resilience of the human soul, which has in it strength, generosity, compassion, and love. Your soul carries all this and a deep understanding of the meaning of life. Thank you so much for giving me these precious books that I will always treasure and remember you by.
My prayers for a lifetime of togetherness and happiness for your family and you and much love to you all.
God bless you all,
Love,
Rukhsi