Tác giả

 Một số nhận định về tác giả song ngữ  Trangđài Glassey-Trầnguyễn

Tiến sĩ Thomas Klammer, Trưởng Ngành, Nhân Văn và Xã Hội Học, CSU Fullerton

http://calstate.fullerton.edu/spotlight/2010/Thomas-Klammer-retires.asp

 

Là Trưởng ngành, tôi có hân hạnh làm việc với nhiều, rất nhiều sinh viên. Trong thời gian làm việc, tôi gặp những sinh viên ưu tú nhất của trường, trong đó có Trangđài. Trangđài là một cô gái phục hưng, lỗi lạc về học thuật cũng như trong mỹ thuật và nghệ thuật trình diễn, luôn luôn tích cực hoạt động trong các sinh hoạt của trường thuộc nhiều lãnh vực, và cùng lúc vẫn đóng góp hết mình cho việc phục vụ cộng đồng. Tiểu sử của cô cho thấy nhiều thí dụ điển hình về sự xuất sắc này.

Trangđài vừa thông minh, vừa chịu khó, lại có hoài bão muốn trở nên trội vượt trong công trình nghiên cứu đầy sáng tạo và nguyên thủy của mình. Bằng chứng là các thành tích trong chương trình cử nhân, cao học, và nghiên cứu hậu cao học của cô. Cô có khả năng truyền đạt và đối thoại ngoại hạng. Cô không chỉ tạo mối giao hảo với các giáo sư và bạn bè, mà còn thể hiện khả năng lãnh đạo, sự khéo léo, và khả năng ngoại giao cần thiết để thực hiện một cách hữu hiệu những dự án chung với người khác. Tôi tin chắc rằng Trangđài không chỉ là một nhà nghiên cứu có óc đột phá và hiệu năng cao, mà còn giúp cải tiến xã hội qua sự dấn thân trong sinh hoạt cộng đồng của cô.

Chúng ta trở lại cái kỷ lục hy hữu của Trangđài, là học bốn ngành một lúc (Sắc Tộc Học Á Mỹ, Nhân Văn Đa Ngành, Phát triển Thanh Thiếu Niên, và Anh Ngữ) – làm sao mà cô ấy làm được chuyện này? Trangđài luôn học khoảng 24 units mỗi mùa, nghĩa là khoảng 8 lớp một lúc, mà vẫn giữ điểm trung bình rất cao. Dựa vào thành tích học vấn này mà thôi, thì tôi chưa bao giờ gặp một sinh viên cùng bậc với Trangđài trong suốt 40 năm giảng dạy và điều hành tại đại học. Nhưng Trangđài chỉ mới đến Mỹ năm 1994, và lúc ấy, cô không biết tiếng Anh. Cô vẫn phải đi làm liên tục để mưu sinh, với thu nhập phụ từ những học bổng mà cô nhận. Cô gái trẻ này quả thật rất phi thường.

Tuy nhiên, trên cả những thành quả xuất sắc trong học tập, Trangđài thực sự tỏa sáng. Ngoài những đóng góp đa dạng cho trường trong thời gian cô theo học tại Fullerton, cô cũng tình nguyện dạy Việt ngữ trong mười năm. Cô cũng thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn cho Trung Tâm Lịch Sử Truyền Khẩu và Cộng Đồng, sử dụng khả năng đa ngữ của mình để giữ gìn cho mai hậu những ký ức sống động của cộng đồng di dân nhiều màu sắc của chúng ta. Cô là một ngòi bút sáng tạo và tài năng, đã xuất bản vô số bài thơ và bài viết. Không có gì ngạc nhiên khi cô nhận được hàng loạt giải thưởng và học bổng. Cô cũng tình nguyện hướng dẫn cho các sinh viên trong chương trình Fullerton Năm Nhất, và là người chị tinh thần đối với tất cả những sinh viên kính phục cô.

Trangđài là một thí dụ nổi bật về những cá nhân khắc phục hoàn cảnh khó khăn và trở lực để đạt đến những mục đích mà phần lớn chúng ta không bao giờ nghĩ đến. Học đường và cộng đồng của chúng ta được phong phú hơn nhờ vào vai trò lãnh đạo giới trẻ của Trangđài, và nhờ nguồn cảm hứng cô mang đến cho tất cả những ai biết cô.

 

Ulf Hannerz, Chủ Tịch, European Association of Social Anthropologists (EASA), & Thành Viên, Hàn Lâm Viện Khoa Học Hoàng Gia tại Thụy Điển (Royal Swedish Academy of Sciences).

Tôi được biết Trangđài từ lúc cô đến Thụy Điển qua chương trình Fulbright vào niên khóa 2004-05. Trong suốt năm đó, tôi là cố vấn học thuật của cô, và tôi vẫn giữ liên lạc thường xuyên với cô cho đến nay. Tôi rất vui khi cố vấn cho cô, và tôi cũng hiểu khá rõ về cô. Chúng tôi thường xuyên trao đổi về dự án nghiên cứu của cô, và các kế hoạch để tiếp tục phát triển dự án đó. Trangđài cũng thuyết trình về nghiên cứu của cô tại Đại học Stockholm, và được đón nhận nồng hậu. Hơn nữa, trong thời gian ở Châu Âu qua chương trình Fulbright, cô cũng thuyết giảng và thuyết trình trong nhiều môi trường đại học khác nhau.

Nghiên cứu của Trangđài về người Việt tại Thụy Điển và các vùng khác tại Châu Âu đã tiến triển rất tốt đẹp. Đây không phải là một dự án dễ thực hiện, một phần là vì người Việt di cư, tỵ nạn, và tha hương thường phải có những sự thích ứng phức tạp với hoàn cảnh mới, nhưng Trangđài quả thật là một nguồn tiềm lực chủ chốt, với sự thông cảm và bản chất nhạy cảm, và khả năng học thuật của cô. Tôi cho rằng dự án của cô là một dự án rất quan trọng, lấp vào khoảng trống trong kiến thức khoa nhân chủng học và sắc-tộc-sử-học, và để có được một nghiên cứu gia với kinh nghiệm và tài năng như cô là một điều hết sức giá trị. Công trình của cô sẽ là đóng góp lớn trong việc giúp chúng ta hiểu về tác động hỗ tương của một cộng đồng hải ngoại toàn cầu, và về một xã hội Châu Âu đang thích ứng trên một bình diện rộng trong những sự đa dạng mới mang tính văn hóa và sắc tộc.

Rõ ràng Trangđài là một học giả trẻ đầy tài năng và một nhà tư tưởng, qua nhiều bằng chứng cụ thể. Tôi muốn nói thêm rằng tôi đã được thưởng lãm thơ Anh ngữ của cô – cô xuất bản thơ bằng cả Anh và Việt ngữ – và tôi thấy thơ cô rất nguyên thủy, đánh động, và súc tích. Dĩ nhiên, thơ của cô phản ánh kinh nghiệm sống của cô, lớn lên tại Việt Nam và đến Mỹ ở tuổi đôi mươi. Điều này mách cho tôi biết rằng cô là một người suy nghĩ thấu đáo và mới mẻ về những cách truyền đạt bằng văn viết, và tôi biết cô sẽ sử dụng suy nghĩ này một cách tuyệt hảo trong công việc học thuật của cô nữa.

 

Ms. Jeannette Lindstrom, Tổng Giám Đốc, Ủy Ban Fulbright tại Thụy Điển

Trangđài được trao học bổng Fulbright năm 2004-05, và trong thời gian ở Thụy Điển, cô đã chứng tỏ mình thật sự là một trong những thành viên giỏi nhất và ưu tú nhất của chương trình.

Đơn xin học bổng Fulbright của Trangđài thật đầy ấn tượng. Tuy nhiên, điều đáng ngại là dự án mà cô đề ra có vẻ không khả thi cho một sinh viên hậu đại học đến từ Mỹ. Vì vậy, đơn của cô được duyệt xét cẩn thận về chứng chỉ học tập, thành tích học thuật và khả năng chuyên nghiệp, các sinh hoạt học đường, và những thư giới thiệu về cô. Hội Đồng Tuyển Chọn Fulbright nhận thấy rằng cô không chỉ hoàn tất bốn chương trình cử nhân cùng một lúc, mà còn tốt nghiệp cao học với điểm trung bình gần như hoàn hảo. Cô đã đoạt vô số học bổng và giải thưởng cho cả việc học và phục vụ cộng đồng. Cô được bầu vào nhiều vai trò lãnh đạo trong các tổ chức và là một mẫu mực trong cả khả năng lãnh đạo lẫn môi trường cộng đồng. Cô đã thực hiện một số phim tài liệu, và có thơ xuất bản. Cô đã cẩn thận vạch ra phương pháp luận cho dự án của mình, và có thư mời từ Tiến sĩ Ulf Hannerz, giáo sư khoa nhân chủng học tại Đại học Stockholm. Các thư giới thiệu đều lóng lánh sự tán dương. Hơn nữa, thẩm định của Hội đồng Fulbright tại Hoa Kỳ đã xếp Trangđài vào bậc ưu hạng, vốn là danh dự cao nhất. Rốt cuộc thì Hội Đồng Tuyển Chọn đã không nghi ngờ gì về sự thành công của cô sinh viên tối ưu này.

Cô đã không làm chúng tôi thất vọng. Trong suốt thời gian ở Thụy Điển, cô luôn luôn hăng say và tận lực, đầy lòng trắc ẩn, với một nhân cách tuyệt vời và óc khôi hài. Cô nghiêm túc thực hiện những mục tiêu đã đề ra và tận dụng tối đa thời gian có được. Khi chúng tôi gửi cô sang Đức để tham dự Đại hội Fulbright thường niên tại Berlin, cô đã tranh thủ thời gian để thực hiện phỏng vấn với người Việt tỵ nạn tại đây, và được MultiKulti Radio phỏng vấn về nghiên cứu của cô về người Việt tại hải ngoại.

Cô cũng được mời thuyết trình tại Đại học Klaipeda ở Lithuania, một nước Đông Âu. Cô cũng mở rộng dự án của mình để phỏng vấn sinh viên Việt Nam tại Phần Lan. Cô lại được mời thuyết trình tại The 37th World Congress of the International Institute of Sociology.  Dựa trên những công việc xuất sắc mà cô đã làm tại Thụy Điển, Ban Chấp Hành của Ủy Ban Fulbright đã quyết định – cho một trường hợp ngoại lệ – tài trợ cho những công việc này.

Trong hơn 28 năm tôi làm việc tại Ủy Ban Fulbright của Thụy Điển, tôi đã gặp nhiều sinh viên thông minh và tài năng. Trangđài đứng vào bậc tối ưu của số này. Cô là một cá nhân khác thường, và tôi tin rằng cô ấy sẽ đóng góp đáng kể cho học thuật cũng như xã hội nói chung.

 

Will Wheeler, Ph.D., Stanford University and Georgetown University

Tôi gặp Trangđài lần đầu khi cô đến tham vấn với tôi tại Stanford về các tài liệu nghiên cứu liên quan đến nạn buôn bán phụ nữ Việt Nam. Ngay lập tức, tôi có một ấn tượng mạnh khi thấy cô đắm mình trong quá trình nghiên cứu và quan tâm sâu xa đối với những người phụ nữ bị nạn. Tôi tiếp tục giữ liên lạc khi tôi tìm thấy tài liệu cô cần, và cô giúp tôi nối kết với các sinh viên tiến sĩ, nhất là các sinh viên quốc tế trong khoa nhân chủng học. Hiếm hoi mới có một sinh viên như cô, nhận ra được giá trị của cả tài liệu và nhân liệu trong thư viện. Trong khi ban giảng huấn của Stanford đề nghị tôi phong phú hóa khoa này với những lớp dân nhạc học, chính Trangđài lại là người mời tôi phát biểu về đề tài này với sinh viên quốc tế trong những chương trình dân nhạc Việt với Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong do cô tổ chức tại Stanford. Trangđài là một người hy hữu, biết nhận ra giá trị của người khác, suy nghĩ một cách sáng tạo, cho đi hết mình, và luôn luôn làm đến nơi đến chốn.

Dựa trên kinh nghiệm của tôi là một học giả và giáo sư; và trên sự cảm kích của tôi đối với Trangđài như một nghiên cứu gia tận tâm, hết lòng; và dựa trên kiến thức sâu rộng của tôi về lãnh vực học thuật của cô, tôi xin đề cao cô rất mực. Cô thuộc vào số 1% đầu bảng trong sinh viên mà tôi đã gặp vì những cống hiến, khả năng học thuật, sự sáng tạo, và tấm lòng.

 

Roberto Alvarez, Ph.D., Member, Board of Directors of the Society for Applied Anthropology, and the Executive Committees of the Center for Iberian and Latin American Studies

Tôi có thể nói rất trung thực rằng, trong suốt hơn 25 năm giảng dạy, tôi chưa bao giờ gặp hay làm việc với một người vô cùng tận tụy với công việc nghiên cứu và cộng đồng của mình như Trangđài, hay một người có thể đạt nhiều thành tích trong vai trò sinh viên và nghiên cứu sinh như cô.

Hiếm khi gặp được một nhà nghiên cứu phú bẩm, nhưng Trangđài đã thể hiện một sự hiểu biết phức hợp và một cách tiếp cận nhạy cảm đối với việc nghiên cứu thực tế và các ngành khoa học xã hội. Cô hiểu một cách cặn kẽ về ý nghĩa bao quát của lãnh vực khoa học xã hội, về nhu cầu phổ biến các tác phẩm của cô, và về ứng dụng của chúng vào các chính sách trong xã hội. Tác phẩm của cô luôn thấu đáo, chạm vào tận cái xã-hội-thể của di dân và các nghệ thuật nhân bản. Cô có một kinh nghiệm phỏng vấn và viết lách dày dặn, cũng như việc nghiên cứu thực tế qua sự hiểu biết của cô trong lãnh vực nhân chủng học theo chuyên đề văn hóa.

Tôi cũng nên nói rằng trong tất cả những địa hạt tư tưởng này, Trangđài luôn luôn dấn thân phục vụ cộng đồng, tham gia các diễn đàn công cộng và diễn đàn tư tưởng trong và ngoài trường đại học. Trên lộ trình này, số lượng và chất lượng của công trình nghiên cứu và phục vụ cộng đồng của cô thật sự xuất sắc, đột phá, và có tầm quan trọng quyết định. Công việc và những thao thức của Trangđài không bị giới hạn trong cộng đồng Việt Nam. Sự chú trọng vào người Việt của cô vốn khá phức hợp và đưa ra nhiều mặt của đề tài, vì cô có một cái nhìn và cách phân tích đậm tính so sánh để tìm hiểu về cộng đồng hải ngoại và những thành viên trong cộng đồng đó. Cô quan tâm đến những lược đồ tổng thể của quá trình nhập cư và quá trình di dân, và của những thích ứng về văn hóa xã hội trong tương quan so sánh. Danh sách các tài liệu đã xuất bản đầy ấn tượng của cô, nhiều bài thuyết trình khác nhau hằng năm, và sự tham gia về nhân văn phổ quát của cô là bằng chứng cho những khả năng rất sung mãn và nhiều kết quả của cô. Tôi cũng muốn nhấn mạnh đến khả năng song ngữ của cô, và cô đã xuất bản một số bài viết khởi đầu và có ảnh hưởng lớn về cộng đồng Việt tại hải ngoại.

Thể hiện rõ trong sáng tác của Trangđài là một lối viết mới mẻ và gọn gàng, một sự nhạy cảm sâu xa đối với những đề tài cô theo đuổi, cũng như những ảnh hưởng xã hội đến từ công việc của cô. Cô đã thực hiện phim tài liệu về nghiên cứu thực tế, phổ biến trên radio và các phương tiện truyền thông khác về nghiên cứu của mình, cũng như mở ra sự tham gia cho cộng đồng. Một khía cạnh đáng ngưỡng mộ nhất trong sự nghiệp của cô là nổ lực đưa cộng đồng vào các vấn đề dòng chính.

Trangđài cũng ý thức vai trò nghiên cứu của cô là một phụ nữ Việt, ‘quê’ ở Quận Cam. Tôi rất trân trọng tất cả những công trình mà Trangđài đã hoàn tất. Cô là một nhà tư tưởng và nhà nghiên cứu tận tụy, và sẽ đóng góp một cách đa diện qua việc nghiên cứu, giảng dạy, và thông hiểu quần chúng.